Làm việc chuyên nghiệp

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.

giaiphapvba

Administrator
Thành viên BQT
Nhân bài về nói chuyện thì nên logic, tôi chia sẻ mấy câu chuyện dưới đây. Tôi nhận thấy, nhiều khi người Việt làm việc còn theo cảm xúc, mà không dựa trên lý tính (lý do-mục đích-bối cảnh).

Câu chuyện 1:

Hàng năm công ty có kỳ đánh giá tăng lương, và mỗi nhân viên đều kỳ vọng mình sẽ được tăng nhiều. Tuy nhiên kỳ vọng càng nhiều thì thất vọng lại càng lớn.

Nhân viên (NV) và quản lý (QL) thảo luận với nhau:

NV:

-Tại sao mày lại tăng lương cho tao thấp thế. Có những hôm tao ở lại làm thêm tới đêm để hoàn thành công việc.

QL:

-Việc đó thì chẳng liên quan. Mày làm thêm, công ty đã trả tiền làm thêm cho mày rồi.



Như vậy, cách nghĩ khác nhau dẫn tới việc thảo luận không tìm thấy điểm chung. Người Nhật đề cao tính trách nhiệm, khi bạn làm thêm thì công ty trả tiền làm thêm ngoài giờ. Bạn làm thêm để hoàn thành lời hứa với khách hàng, giao output kịp kỳ hạn. Đó là bổn phận và cũng là trách nhiệm của nhân viên. Tuy nhiên nếu bạn không làm thêm, không giao kịp output đúng kỳ hạn, bạn có thể bị đánh giá thấp, không hoàn thành lời hứa với khách hàng.


Câu chuyện 2:

Người Việt sang Nhật công tác, và phàn nàn về việc lương thấp. Tuy nhiên đây chỉ là cảm nhận, không có số liệu cụ thể. Khi thảo luận, họ đưa ra lý lẽ: Mức lương tối thiểu theo vùng ở đây quy định là X, hiện tại tao đang trả mày mức lương là Y. Vì Y > X cho nên không có lý do nói lương thấp.

Như vậy, nếu kỳ vọng mức lương cao hơn, bạn nên chứng tỏ năng lực của mình, và có thể tìm tới nơi nào trả mức lương theo như bạn kỳ vọng, bạn không có lý do nói lương mình thấp.


Câu chuyện 3:

Nói về lời hứa giao hàng đúng kỳ hạn. Bây giờ nếu cấp trên giao cho bạn khối lượng công việc là 20h. Tuy nhiên lại muốn hoàn thành trong hôm nay. Mọi người trong nhóm thì lại không thể hỗ trợ được bạn. Cách phản ứng thông thường là: Ôi, việc như thế này thì không thể xong trong hôm nay được đâu.

Nếu nói như vậy, bạn sẽ bị đánh giá thấp. Trong các công ty Nhật, rất đề cao Liên lạc-Báo cáo-Thảo luận. Vì vậy việc đầu tiên bạn nên làm, là chia nhỏ công việc thành các bước, định lượng khoảng thời gian cho từng bước. Rồi sau đó báo cáo với cấp trên nắm tình hình. Lúc này cấp trên sẽ quyết định cách giải quyết dựa trên thông tin bạn đưa.

Nếu ngay từ đầu nói rằng không làm được đâu, cấp trên sẽ không hiểu lý do tại sao không làm được, và từ đó có đánh giá là bạn thiếu tích cực.

Có những công việc dù biết là làm tới nửa đêm cũng chẳng xong được, bạn vẫn cần ngồi lại càng lâu càng tốt. Sau đó dù việc không xong, bạn báo cáo với cấp trên rằng cần bao nhiêu thời gian nữa thì mới xong. Lúc này, cấp trên đã thấy bạn cố gắng hết sức rồi mà vẫn không xong, thì không trách gì được nữa.

Vì vậy, khi nhận việc, đầu tiên là phải hỏi bên giao việc, tại sao lại cần xong trong hôm nay, có lý do gì không? Nếu ngày mai tôi giao cho anh thì có được không? Rất có thể họ muốn bạn giao output trong hôm nay để sáng mai họ check. Kỳ hạn thực sự là tối mai hoặc ngày kia. Khi thảo luận như thế, họ biết là khó khăn, thì có thể nới thêm thời gian, giúp bạn dễ thở hơn.

Khi đã thử thảo luận như vậy mà vẫn còn khó khăn, thì mới thảo luận với cấp trên. Tuyệt đối đừng ngay lập tức thảo luận với cấp trên, sau đó cấp trên gọi cho bên giao việc thì lại được nới sang ngày hôm sau, như vậy là bạn không có khả năng vun vén công việc.

Có rất nhiều điều tôi muốn chia sẻ với các bạn, mong rằng, những chia sẻ này giúp các bạn làm việc chuyên nghiệp hơn.
Tôi cảm thấy nhiều người còn làm việc rất trẻ con, dễ bộc lộ cảm xúc, nhưng lại thiếu lý lẽ khi thảo luận. Vì vậy, ít nhiều thiệt thòi trong công việc dù năng lực kỹ thuật không tệ.
 

PeterVu

Yêu THVBA nhất
Cái cảm giác đang sôi nổi bàn luận xong bị quản lý hô "trật tự" rồi không cho phép được nêu thêm ý kiến gì nữa, xong lại lôi 1 cơ số giáo điều ra giảng giả nó thật là thốn. Đúng cảnh trong mấy phim công nghiệp NB, có em bị trói tay bịt miệng ở ghế sau đấy chuốc thuốc rồi bắt làm đủ trò.

Nhân đây tôi cũng chia sẻ 1 câu chuyện:

Tôi cảm thấy công ty trả lương cho tôi không tương xứng với những gì tôi đã cống hiến. Tôi có nên tiếp tục làm việc ở đây hay không?

Trả lời:

Làm việc và được trả công, đó là nhu cầu chính đáng của người lao động. Nhưng có vài sự thật cần được làm rõ.

Trước hết, thế nào là tương xứng? Bạn có thể cho rằng thế này là tương xứng nhưng tôi lại cho rằng thế này là chưa tương xứng, người cho rằng thế này là thiệt thòi, người khác lại cho rằng thế này là quá hời. Vì sao lại khác nhau như vậy, đó là bởi vì trải nghiệm khác nhau, cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, hoàn cảnh tài chính cá nhân khác nhau, nhu cầu khác nhau, sự đòi hỏi khác nhau.

Cùng một kết quả lao động tạo ra, ta mà lấy thu nhập của mình ra so sánh với thu nhập của một công ty lớn trả cho nhân viên của họ thì chắc hẳn phải cảm thấy mất tương xứng nhiều lắm. Lúc khác, ta lại nhìn thấy một doanh nghiệp nhỏ hơn trả những đồng lương khiêm tốn cho những nhân viên mẫn cán của họ, ta lại nhận ra, công ty đã trả cho ta quá nhiều. Vậy cách suy nghĩ nào là đúng? Rốt cuộc thì cuộc sống công bằng hay không công bằng?

Có 3 cấp độ làm việc.

Cấp độ thứ nhất là người đòi hỏi. Người đòi hỏi tập trung vào việc đòi hỏi, suy nghĩ thường trực là: Tôi nhận được gì? Tôi có được gì? Tại sao người khác có mà tôi không có?

Cấp độ thứ hai là người đàm phán. Người đàm phán thì yêu cầu: tôi sẽ làm chừng này, còn anh trả cho tôi chừng kia, OK? Anh trả ít hơn thì tôi làm ít hơn, anh trả nhiều hơn thì tôi sẽ làm nhiều hơn, anh không trả thì tôi không làm.

Cấp độ thứ ba là người cống hiến. Người cống hiến làm việc vì niềm vui, làm việc vì cảm thấy công việc có ý nghĩa, làm việc để rèn luyện phát triển bản thân. Anh ta không nặng nề chuyện đòi hỏi và đàm phán, không phải là vì anh ta không cần, mà là vì anh ta hướng tới những điều quan trọng hơn. Dần dần, bạn bè đồng nghiệp quý mến anh ta, khách hàng muốn làm việc cùng anh ta, người sếp ngày càng thích thú trước thái độ làm việc của anh ta. Anh ta bắt đầu được trao những cơ hội và thử thách
 
Sửa lần cuối:
B

bvtvba

Guest
Cấp độ thứ ba là người cống hiến.
Ông chắc làm với cấp độ thứ tư-cấp độ chém gió.
Ngồi đấy mà cống hiến. Tất cả đều phải rõ ràng. Nếu không rõ ràng thì thành ra lợi dụng nhau.
Lương là bao nhiêu, điều kiện tăng lương là gì.
Thưởng thì nó còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty, nhưng nằm trong biên độ nào, cách đánh giá ra sao.

Ai cũng chỉ có 24h/ngày. Ông ngồi đấy mà cống hiến, nó ốp cho đống việc.
Đầu tiên, cứ cái khó nó quẳng cho ông, làm lỗi lên lỗi xuống -> đánh giá thấp vì để xảy ra lỗi. Ngồi đấy mà cống hiến.
Tôi làm phần dễ hơn, không lỗi -> đánh giá tốt, đời lúc nào cũng vui vẻ không cáu bẳn.
Cho nên chia việc cũng phải dựa vào rank công việc. Rank cao thì có lương trách nhiệm, đồng nghĩa là làm việc với độ khó hơn, áp lực hơn.

Tiền không phải là vỏ hến, cho nên phải rõ ràng. Tương tự, sức lao động không phải là vỏ hến, cũng phải rõ ràng.
 
T

thanhphong

Guest
Cái cảm giác đang sôi nổi bàn luận xong bị quản lý hô "trật tự" rồi không cho phép được nêu thêm ý kiến gì nữa, xong lại lôi 1 cơ số giáo điều ra giảng giả nó thật là thốn.

Cấp độ thứ ba là người cống hiến.
Cái thể loại bảo cống hiến, tôi cho rằng rất giáo điều. Kiểu khôn lỏi nhờ đó mà tiến thân cao hơn, mặc dù năng lực có khi không bằng người khác, rồi ra vẻ ta đây cống hiến.

Vị trí nào thì trách nhiệm đó. Tiền đi kèm với trách nhiệm. Ngồi đấy mà cống hiến. Đúng là giáo điều.
Lương, thưởng, qui định phải rõ ràng. Chẳng có thằng nào ngồi ăn bánh vẽ đâu mà cống hiến. Vậy cống hiến như thế nào, mức độ cống hiến được định nghĩa và định lượng ra sao, tương ứng với mức cống hiến ấy, lương thưởng ra làm sao.

Con người vốn rất logic, chỉ một số người họ chấp nhận tỏ ra biết chịu thiệt nhưng để cho họ thiệt mãi, họ không chịu đâu. Xem cống hiến được mấy hồi.
Nhận tiền, và làm đúng trách nhiệm đã là cống hiến rồi. Ngồi đấy mà giáo điều khoác lác. Nghe ngứa tai.
 
B

bvtvba

Guest
Cấp độ thứ ba là người cống hiến.
Vâng, chính vì cách nghĩ nông văn dền này, cho nên mới có người họ làm thêm tới đêm và sau đó nghĩ mình phải được tăng lương nhiều. Nhật nó trả lời luôn, làm thêm thì công ty đã trả lương làm thêm rồi.
Ông có thể cống hiến vô tư được 2 năm. Ngồi đấy thử cống hiến xem được bao lâu nếu lương thưởng không tăng như kỳ vọng.
Chủ nghĩa anh hùng chỉ là nhất thời, hợp đồng sòng phẳng mới là mãi mãi.
Ông rất giáo điều, nghe ngứa tai lắm.
 
D

Deleted member 208

Guest
Trước hết, thế nào là tương xứng? Bạn có thể cho rằng thế này là tương xứng nhưng tôi lại cho rằng thế này là chưa tương xứng, người cho rằng thế này là thiệt thòi, người khác lại cho rằng thế này là quá hời. Vì sao lại khác nhau như vậy, đó là bởi vì trải nghiệm khác nhau, cách nhìn nhận vấn đề khác nhau, hoàn cảnh tài chính cá nhân khác nhau, nhu cầu khác nhau, sự đòi hỏi khác nhau.
Chém gió vãi.
Lao động A và lao động B cùng làm việc trong điều kiện như nhau.
Lao động A chuyên làm việc khó -> xảy ra lỗi-> đánh giá thấp.
Ngoài ra không có thời gian cho bản thân vì làm việc khó nên thường phải ở lại để làm thêm, khắc phục lỗi.

Lao động B làm phần dễ hơn, output không lỗi -> đánh giá cao.
Ngoài ra có thêm thời gian cho bản thân vì công việc kết thúc sớm.
Đánh giá lương cao hơn lao động A.

Xin hỏi, phải đặt lao động A vào cách nghĩ nào để có thể nghĩ là mình đang hạnh phúc? Hay do mồ mả nhà mình kém?
 
V

vothanhthu

Guest
@giaiphapvba Mình rất thích câu chuyện thứ 3 của bạn. Mình tin đây là những gì bạn đã từng trãi qua nên mới có thể chia sẽ một cách tỉ mỉ như vậy. Cả 3 câu chuyện của bạn, xuất phát từ một nguyên nhân chung là do chúng ta nhìn vấn đề một cách thiếu tích cực. Trước khi thực thi một vấn đề, hãy nhìn nó một cách tích cực cái đã, đây là một kỹ năng quan trọng, nhìn vấn đề tích cực giúp ta có một cái nhìn rất thoáng về mọi việc để có thể giải quyết nó trong trạng thái, năng lực tốt nhất.

Đối với mình, mỗi ngày thức dậy là một ngày học hỏi và cố gắng. Mọi việc xảy ra xung quanh ta là do ta, đây là phương châm sống của mình. Khi lương mình thấp hơn anh A, là do mình đã làm thua anh A điểm nào đó, cố gắng hơn nào.

Công việc này nhiều việc thế mà sao Deadline chút xíu vậy?, "Chào Anh, em thấy công việc này chúng ta cần phải làm những đoạn như sau.... Cho nên em thấy, chúng ta khá khó để hoàn thành trong khoảng thời gian sớm như thế này. Do đó, Anh cho em xin dời Deadline thêm ... ngày ...! Nếu Sếp vẫn không đồng ý, mình sẽ cố gắng hết khả năng trong thời gian đó, có thể tăng ca, nhờ đồng nghiệp. Sếp sẽ thấy công việc bạn làm, bản thân Sếp cũng không muốn trễ Deadline, nên sớm muộn cũng sẽ hỗ trợ bạn!

Mình là người thường nhìn vấn đề theo khá hướng tích cực, và mình cũng mong muốn các bạn có những cái nhìn tích cực hơn trong mọi vấn đề, từ đó có cái nhìn khách quan, đúng đắn hơn trong công việc !
Thân cả nhà !
 
B

bvtvba

Guest
@giaiphapvba
Mình là người thường nhìn vấn đề theo khá hướng tích cực
Ông mà cứ bị người khác lợi dụng, xem ông còn tích cực không. Ngồi đây chém thì nghe rất hay.
Tết dương: Nhật nó bắn cho đống việc về VN. Nó chả cần quan tâm xong hay không xong. Đấy là dịp chúng nó nghỉ tết.
Tết âm: Khi người Việt chuẩn bị nghỉ tết, nó lo không ai làm giúp nó, nó cũng bắn cho đống việc vào mặt.

Xin hỏi, bạn bè đồng nghiệp hầu hết đã về nghỉ tết, còn bạn cặm cụi làm. Và tất nhiên không tính là cống hiến, vì bạn phải hoàn thành lời hứa với khách hàng.

Chưa nói lương tăng hơn thua, chỉ nói tăng bằng nhau thôi. Bạn cảm thấy thế nào?
 
V

vothanhthu

Guest
@bvtvba Đính chính với bạn là mình đang chia sẽ chứ không đang chém gió. Theo bạn chia sẽ về công ty bạn đang làm, Vậy phải xem lại Sếp bạn có phải lãnh đạo có khả năng lãnh đạo công ty không? Đối với bạn là riêng, tập thể nhiều người như bạn là chung. Công ty bạn nếu thật sự như vậy là lãnh đạo công ty bạn không có cái nhìn khách quan vào khả năng nhân viên. Thiếu khả năng lãnh đạo thì sẽ không có nhân tài phụ trợ, sớm muộn cũng bị thâu tóm.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
T

thanhphong

Guest
@bvtvba Vậy phải xem lại Sếp bạn có phải lãnh đạo có khả năng lãnh đạo không ?
Ông này chắc không làm việc với Nhật.
Đầu tiên, ông mà có năng lực kỹ thuật tốt, thì người ta sẽ muốn ông làm. Nhưng ông không phải là 3 đầu 6 tay. Nếu việc nào cũng đến tay, thì sẽ rất mệt.
Ai cũng có phần tích cực, không có ai mà tự nhiên tiêu cực. Mọi người tiêu cực khi mà họ phải đối phó với áp lực, căng thẳng, nhất là trong thời gian dài.

Sẽ không có tăng lương đột biến, vì trong tập thể đề cao hòa khí. Vả lại, quĩ lương cũng không phải là vô hạn.
Nếu nói tới khả năng lãnh đạo, tôi cho rằng Nhật là trùm tư bản, và là trùm bóc lột pro, cho nên nghi ngờ khả năng lãnh đạo là điều không nên bàn.

Ngay kể cả bạn có được vị trí cao, đó cũng chưa hẳn là điều tốt (tùy cách nghĩ). Vì tiền không phải tự dưng mà đến, vị trí nào thì trách nhiệm đó, lương theo vị trí.
Không giống như sếp VN, sếp Nhật sẽ phải về muộn nhất, khi nhân viên còn ngồi làm thì sếp cũng ngồi lại.
Trong nhóm có 20 người, bỗng dưng có một người ngày mai phải đi làm T7 or CN thì sếp cũng phải đến.

Do đó, lương cao trong trường hợp này, thực ra là công ty trả tiền mua thời gian của bạn. Và vì ai cũng chỉ có 24h/ ngày. Cho nên sẽ tới lúc, tiền nhiều cũng không ý nghĩa nếu bạn không có thời gian.
OK. Tôi chỉ làm việc ứng với 30 triệu/ tháng. Tôi muốn có thời gian nghỉ ngơi. Không có chuyện đó. Ở vị trí nào thì trách nhiệm đó, không có chuyện là chỉ muốn nhận ngần này tiền, còn lại cho tôi nghỉ ngơi.

Tính trách nhiệm cao, áp lực. Có lẽ vì vậy mà cũng có nhiều lao động nhật tự tử (tự google đê).
 
B

bvtvba

Guest
@bvtvba Thiếu khả năng lãnh đạo thì sẽ không có nhân tài phụ trợ, sớm muộn cũng bị thâu tóm.
Đó chỉ là suy nghĩ chủ quan của bạn. Ngược lại, các công ty của Nhật đã tồn tại tới cả trăm năm. Công ty tồn tại trăm năm thì bạn biết rồi đấy, nó có tính hệ thống, tổ chức không phải tùy tiện theo cảm xúc.
Đây cũng là cách nghĩ chung của người Nhật, đề cao hòa khí, tinh thần trách nhiệm, tính tập thể. Tuy nhiên, công việc thì cũng có phần việc nặng và phần việc nhẹ hơn. Con người thì cũng có người nhanh hơn, người chậm hơn.
Vì vậy, nếu không hiểu văn hóa nhật, thì rất dễ bị lợi dụng sức. Quản lý đương nhiên là muốn sử dụng người giỏi vào việc khó, người kém giỏi hơn vào việc dễ.
Tuy nhiên, khi đánh giá thì dựa vào sự nỗ lực.
Ví dụ bạn đang ở level 5 thì kỳ vọng bạn lên level 6.
Người kém thì đang ở level 4, kỳ vọng lên level 5.

Những người không làm cho Nhật thì không hiểu văn hóa cũng như cách nghĩ, sẽ bị họ lợi dụng.
Hiểu được văn hóa cũng như cách nghĩ, có cách làm việc chuyên nghiệp tương ứng, bản thân sẽ đỡ mệt mỏi, lại không trở nên thất vọng. Do đó, nếu bây giờ bạn có cái tool, làm hết 15 phút. Thì lần sau giao việc, họ sẽ tăng lượng việc lên. Chứ không lẽ trả lương cho anh ngồi chơi à. Đó là lý do để nói, với tư cách người lao động, nếu có tool cá nhân, anh/chị nên sử dụng private. Việc chia sẻ ra, tôi không nghĩ được đánh giá cao, đấy là chưa nói nếu để xảy ra lỗi, còn bị qui trách nhiệm. Đây là tính kỷ luật.
Để áp dụng rộng rãi, phải có qui trình, ai làm, ai kiểm tra test lỗi, quá trình thử nghiệm...
Tự mình làm, tự mình dùng, tự mình chịu trách nhiệm cho output của mình, đó là điều mà nhiều người đã nói.

Nếu không làm cho Nhật thì không hiểu được, các phát ngôn của các bạn đều không thể áp dụng, và nghe rất giáo điều.
 
T

thanhphong

Guest
@bvtvba không có cái nhìn khách quan vào khả năng nhân viên.
Ờ, VN thì có cái nhìn khách quan, nên chia ra là công nhân & kỹ sư. Bậc lương kỹ sư nghiễm nhiên cao hơn công nhân.
Công nhân dù nỗ lực tới đâu, cũng muôn đời ở dưới chiếu kỹ sư. Như thế thì không thể gọi là công bằng được.

Nhật nó làm vậy, mà xã hội nó không thừa thầy thiếu thợ như VN, thằng nào cũng làm việc trách nhiệm, không có kiểu lãnh đạo lên chém gió nói giáo điều, vì lãnh đạo của nó phải về sau cùng, phải đi làm ngày nghỉ cùng với người nhân viên bị phát sinh việc.
Nghe thì có vẻ không hợp lý, ấy thế mà nó lại ổn định, thấy nó cứng nhắc, vậy mà nó lại tồn tại, làm trùm tư bản, công ty Nhật nào cũng thế thôi.
 
V

vothanhthu

Guest
Các bạn đọc kỹ mục đích, chia sẽ của mình không phải nhằm chê bai hay nói xấu ai. Mình thấy chúng ta hơi nhìn vào mặt tối vấn đề nhiều quá. Hiện mình đang làm cho một công ty Anh, nên chia sẽ của mình dưới góc độ chung của một Cty nước ngoài, cụ thể là Cty mình làm. Mình có thể không hiểu hết văn hóa NB, nên mình xin không bàn vấn đề này nữa.
 

PeterVu

Yêu THVBA nhất
Tôi rất vui khi thấy các bạn thảo luận sôi nổi. Tôi thấy được @thanhphong @bvtvba@sieutocviet3 chia sẻ rất thẳng thắn về định hướng công việc của mình và thuộc cấp độ thứ 2 trong câu chuyện chia sẻ của tôi.
Về cấp 3 các bạn thấy nó là nông văn dền hay giáo điều thậm chí là chém gió cũng dễ hiểu, vì đứng ở 1 vị trí A để đánh giá vị trí B chắc chắn sẽ có những ý kiến trái chiều.
Cái quan trọng là mình đứng được ở vị trí người khác để đánh giá vấn đề của họ thì vấn đề đó có lẽ sẽ có cách nhìn nhận khác so với cách nghĩ của mình ban đầu.
Tôi đánh giá cao và trân trọng cách đóng góp ý kiến thẳng thắn của các bạn. Thân ái
 
T

thanhphong

Guest
Tôi đánh giá RẤT cao khả năng chém gió của ông @PeterVu . Đúng là ở vị trí của người chém gió thì cách đánh giá nó cũng phải khác người. Nói giáo điều vãi, nghe chả quen.
 
D

Deleted member 208

Guest
Ông nói cứ như thánh tướng, ngồi đấy mà đánh với chả giá, nghe ngứa đít. @PeterVu
 

PeterVu

Yêu THVBA nhất
Tôi đánh giá RẤT cao khả năng chém gió của ông @PeterVu . Đúng là ở vị trí của người chém gió thì cách đánh giá nó cũng phải khác người. Nói giáo điều vãi, nghe chả quen.
Tôi rất vui vì bạn comment có phần bớt chỉ trích và lịch sự hơn.
 

PeterVu

Yêu THVBA nhất
Ông nói cứ như thánh tướng, ngồi đấy mà đánh với chả giá, nghe ngứa đít. @PeterVu
Đây là khu vực Trà đá vỉa hè chúng ta có quyền tự do tranh luận. Bạn nói theo cách nghĩ của bạn tôi nói theo cách nghĩ của tôi. Nếu có điểm chung là điều đáng mừng, còn không tìm được điểm chung thì việc ai người đấy làm.
Nếu bạn cảm thấy ngứa hay chướng tai gai mắt thì có thể dừng tranh luận. Không yêu đừng nói lời cay đắng
Tôi dùng lời lẽ lịch sự là tôi đang tôn trọng bạn, tôi mong bạn phát ngôn cũng dùng lời lẽ lịch sự để tôn trọng người khác. Chúng ta hãy sống theo lối văn minh thanh lịch.
 

tuhocvba

Administrator
Thành viên BQT
Mọi người hiểu nhầm nhau rồi đấy.
Cũng có thể làm việc bằng đam mê, tất nhiên đam mê kéo dài được bao lâu là tùy theo mỗi người.
Như mình biết thì bạn @PeterVu phải tự bỏ tiền túi ra để làm một cái Tool phục vụ công việc của bạn ấy. Đấy là đam mê, vì cũng không có hứa hẹn là bạn ấy sẽ được thưởng hay tăng lương như thế nào.
Thôi thì tạm gác vấn đề tiền nong sang một bên, như để hoàn thành Tool thì tối thiểu bạn ấy phải mất thời gian memo thông tin cho người code, cũng rất mất thời gian. Rồi không phải là người code hiểu được ngay, có khi còn căng thẳng trong trao đổi thông tin để hoàn thành Tool. Nếu không có đam mê thì không làm được như thế đâu.
Mọi người đến từ môi trường làm việc khác nhau, thừa nhận là môi trường làm cho Nhật rất sòng phẳng, tính trách nhiệm cao, đôi khi họ cũng chẳng cần bạn làm nhanh hay cải tiến, miễn sao giao hàng đúng kỳ hạn, không lỗi. Vì vậy mà người làm thường cũng chỉ suy nghĩ làm sao có lợi cho mình, phát hành tool dưới dạng cá nhân. Đôi khi việc chia sẻ còn mang tới hiềm khích, vì người Việt thường không thích ai nổi trội hơn.
Nói chung, nhìn ở góc độ nào, mọi người cũng đều có lý lẽ của mình. Topic này sẽ khóa ở đây, không tranh luận thêm, nếu tranh luận làm tổn thương tới nhau, thì tốt nhất là đừng tranh luận.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top