Chuyên Sâu - Hay Là Gì Cũng Biết

  • Thread starter Bandit
  • Ngày gửi
B

Bandit

Guest
Ngạn ngữ VN có câu "Một điều cho chín còn hơn chín điều", không cần đi sâu vào ý nghĩa của câu nói này là gì, mà hiểu một cách đơn giản nhất đó là thà giỏi 1 cái còn hơn cái gì cũng biết mà chả giỏi cái nào cả, em đang ở trong tình trạng đó, cụ thể là gì?

Với công việc: Hoàn thành tốt công việc ở cơ quan, nhưng ngày qua ngày vẫn thế, không có gì đột phá cả.

Với kỹ năng liên quan: Cái gì cũng biết từ cài đặt, sửa lỗi khi máy tính có vấn đề, phần mềm văn phòng như Office thì trong khả năng có thể đáp ứng được cho công việc, nhưng chuyên sâu thì lại không được, thậm chí cũng biết một chút xíu về lập trình để tự thiết kế một trang web dựa vào mã nguồn mở như Wordpress...nhưng chuyên sau thì cũng là con số 0.

Vì sao lại có bài viết này, đơn giản hôm nay ngồi lướt facebook, có một vài job như thiết kế file excel, thiết kế web...nếu mà thực sự chuyên sâu thì có thể nhận làm kiếm thêm thu nhập rồi (Thật sự không hẳn làm vì thu nhập, nhưng cảm giác sâu bên trong là thấy mình yếu kém)

Câu nói ưa thích là hãy trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của bạn, nghĩa là hãy giỏi chuyên môn thực sự, nhưng kỹ năng khác chỉ cần biết để hỗ trợ là được rồi, cá nhân em mong muốn rằng sẽ giỏi một kỹ năng nào đó như excel chẳng hạn, nghĩa là dám tự tin khi ai nhờ hỗ trợ 1 vấn đề về excel, hoặc nhận một dự án nào đó về excel mà không phải lo lắng về độ khó của dự án... nhưng thật sự thì bao nhiêu lần đặt ra mục tiêu để tự học chuyên sau mà lại không làm được.

Với kinh nghiệm đi trước của các anh chị ở forum, và văn hóa làm việc ở công ty Nhật em xin lời khuyên của các anh chị, và thực sự mà nói, thì anh chị có tự tin vào một kỹ năng nào đó của mình hay không, hay là cái gì anh chị cũng giỏi, hoặc đơn giản cái gì cũng biết, cũng hoàn thành tốt nhưng chuyên sâu vào 1 lĩnh vực thì cũng là con số 0.

Đây là Box Trà đá vỉa hè, nên em nói cũng gì mình suy nghĩ, không đụng chạm tới nội quy forum, và có thể một chia sẽ, tâm sự của người đi trước lại là một tia sáng cho thế hệ đi sau...

Cám ơn các anh chị đã đọc bài, và tuyệt vời hơn nếu được nghe các anh chị chia sẽ.
 

giaiphapvba

Administrator
Thành viên BQT
Người mà năng lực trung bình thì thường ở mãi một nhóm. Họ làm việc đó tới cả chục năm thì tự nhiên cũng thành chuyên gia về việc đó trong nhóm đó.
Chuyển nhóm thì có hai trường hợp:
Người mà có thái độ không được lòng cấp trên thì hay bị chuyển nhóm. Vậy là lúc nào anh chị cũng phải học việc từ người khác, nghe người khác bảo ban. Nhưng không phải là tồi tệ, ở vị trí đó thì anh chị cũng phải chịu ít trách nhiệm. Ở vị trí cao nói là lương cao, chứ cũng đau đầu lắm.

Người giỏi, có khả năng tiếp thu kỹ thuật tốt, cũng hay chuyển nhóm. Người đó sang nhóm nào thì có cải tiến công việc cho nhóm đó. Năm này qua năm khác, họ có kinh nghiệm rất phong phú và có mối quan hệ sâu rộng với tất cả các nhóm, vì họ được chuyển qua nhiều nhóm.

Càng lên cấp quản lý cao thì càng nên có kinh nghiệm rộng. Bạn chỉ cần biết việc đó, còn ở dưới đã có các chuyên gia (ở bậc lương thấp hơn) họ làm. Nhưng bạn phải có kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi vấn đề phát sinh thì việc cần làm là gì. Và bạn phải giữ được quan hệ tốt với cấp dưới, đó là các chuyên gia giải quyết vấn đề theo chỉ thị của bạn.

Vậy một công ty oto, xe máy, hoặc phần mềm, có vô vàn nhóm, mỗi nhóm đảm nhiệm một chi tiết, hoặc một khâu trong phần mềm (thiết kế, test, code, lập kế hoạch,...), thì người chuyên gia là người vào công ty được vài năm, họ ban đầu học việc và sau đó là thạo việc. Còn người cấp trên là người có kinh nghiệm không sâu nhưng rộng, có quan hệ với nhiều nhóm.
Chẳng hạn chi tiết A thay đổi ảnh hưởng tới chi tiết B. Nếu quan hệ không tốt với nhóm A, nhóm B không biết nhóm A có thay đổi thiết kế, đến khi biết thì còn rất ít thời gian, nhân viên của nhóm B phải làm thêm giờ để cho kịp. Nhưng nếu bạn là người quản lý nhóm B, biết cách vận hành, lên kế hoạch xác nhận với nhóm A, có quan hệ tốt với nhóm A, hiểu công việc của nhóm A, ở giai đoạn xyz thì họ thường có khả năng cao thay đổi thiết kế, thì bạn sẽ quản lý nhóm B tốt.

Vậy, không thể nói sâu thì tốt hơn rộng. Hoặc rộng thì không cần sâu. Cả sâu và rộng đều phải có mối quan hệ tốt với nhau. Nhưng sâu là miếng cơm manh áo trước mắt, người ta cần mình nếu mình hiểu sâu. Rộng là khi bạn đã có vị trí, thì cần phải hiểu rộng, quan hệ rộng.
 
Top